Module logo

Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo

Những câu hỏi chung:

  • Câu hỏi Câu hỏi 1. Khiếu nại là gì?
  • Trả lời
    Trả lời:
    Tại Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại quy định:
    Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Câu hỏi Câu hỏi 2. Giữa khiếu nại và tố cáo khác nhau như thế nào?
  • Trả lời
    Trả lời:
    Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
    Sự khác biệt giữa khiếu nại và tố cáo thể hiện trên các khía cạnh sau:
    Trong việc khiếu nại, cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại, nhưng đối với tố cáo, chỉ có công dân mới được thực hiện quyền tố cáo. 
     Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính tác động trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
    Khi khiếu nại, người khiếu nại phải khiếu nại với đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đối với bất cứ cơ quan nhà nước nào. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan nhận được có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết; nếu người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan đó có trách nhiệm hướng dẫn người tố để tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Câu hỏi Câu hỏi 3. Ai là người có quyền khiếu nại?
  • Trả lời
    Trả lời:
     Luật Khiếu nại quy định người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện việc khiếu nại. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức của mình, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của mình. Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc vì lý do khách quan, theo quy định của pháp luật dân sự, thì công dân phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ để thực hiện khiếu nại; cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại phải thông qua người đại diện hợp pháp.
  • Câu hỏi Câu hỏi 4. Thế nào là quyết định hành chính mà công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại?
  • Trả lời Trả lời:
    Theo quy định tại Khoản 8, Điều 2 Luật Khiếu nại:
    Quyết định hành chính là văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
  • Câu hỏi Câu hỏi 5. Thế nào là hành vi hành chính mà công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại?
  • Trả lời Trả lời:
    Theo quy định tại Khoản 9, Điều 2 Luật Khiếu nại: Hành vi hành chính trong quy định của Luật khiếu nại là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
    Như vậy: Khác với quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản, hành vi hành chính được biểu hiện bằng những việc làm thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động đối với những nhiệm vụ, công vụ được giao, thể hiện cụ thể như hành động không đúng hoặc làm trái với các quy định của pháp luật, cũng có thể là việc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà theo quy định của pháp luật họ phải thực hiện.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 6. Khi thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại có những quyền gì?
  • Trả lời Trả lời
    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại, người khiếu nại có những quyền sau đây:
    Tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại.
    - Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật trong quá trình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    - Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.
    -  Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.
    - Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.
    - Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
    - Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.
    - Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại.
     - Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
    - Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
    - Rút khiếu nại.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 7. Khi thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại có những nghĩa vụ gì?
  • Trả lời Trả lời
    Khoản 2, Điều 12 Luật Khiếu nại quy định người khiếu nại có nghĩa vụ:
    - Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
    - Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó.
    - Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật Khiếu nại;
    - Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh?
  • Trả lời Trả lời:
     Điều 17 Luật Khiếu nại quy định:
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
  • Câu hỏi Câu hỏi 9. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện?
  • Trả lời Trả lời:
    Điều 18 Luật Khiếu nại quy định:
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
    - Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
    - Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  • Câu hỏi Câu hỏi 10. Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày?
  • Trả lời Trả lời:
    Điều 9 Luật Khiếu nại quy định:
    Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
    Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 11. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là bao nhiêu ngày?
  • Trả lời Trả lời:
    Theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý./.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 12. Quyền tố cáo của công dân được pháp luật ghi nhận như thế nào?
  • Trả lời Trả lời:
    Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận qua các thời kỳ. Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
    Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 có nêu: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”; “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
  • Câu hỏi Câu hỏi 13. Tố cáo là gì?
  • Trả lời Trả lời:
     Điều 2, Luật tố cáo quy định: "Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".
     Luật tố cáo quy định có hai loại hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo gồm: (1) hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (2) hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Ba là: cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Câu hỏi Câu hỏi 14. Ai có quyền tố cáo?
  • Trả lời  Trả lời:
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo thì chỉ có công dân mới có quyền tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 15. So sánh giữa khiếu nại và tố cáo?
  • Trả lời
    Trả lời:
    Tố cáo là hành động nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của cả các cơ quan, tổ chức. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm.
    Khiếu nại là hoạt động nhằm bảo vệ hoặc khôi phục các quyền hoặc lợi ích của chính chủ thể khiếu nại khi bị vi phạm, do đó nếu các quyền này bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại sẽ dẫn đến khiếu nại.
  • Câu hỏi Câu hỏi 16. Phân biệt tố cáo với tin báo, tố giác về tội phạm
  • Trả lời
    Trả lời:
     Theo quy định của Luật tố cáo, chủ thể của tố cáo là đối tượng được xác định cụ thể, đó là cá nhân và khi tố cáo, họ phải chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp đối với hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nhất định.
    Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, “tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết” “ Tin báo về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết”.
  • Câu hỏi Câu hỏi 17. Công dân có quyền tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật nào?
  • Trả lời
    Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo, công dân có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
  • Câu hỏi Câu hỏi 18. Khi tố cáo thì người tố cáo cần phải làm gì?
  • Trả lời
    Trả lời: Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước thì người tố cáo có thể viết đơn hoặc trực tiếp đến trình bày với cơ quan có thẩm quyền.
  • Câu hỏi Câu hỏi 19. Người tố cáo có quyền và nghĩa vụ gì? Họ có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo hay không?
  • Trả lời
    Trả lời: Việc quy định quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trên nguyên tắc khuyến khích và tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền tố cáo một cách đầy đủ và đúng đắn, đồng thời có trách nhiệm về việc tố cáo của mình, nhất là trong trường hợp tố cáo không đúng, lợi dụng quyền tố cáo.
    Luật tố cáo quy định người tố cáo có quyền: - Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo; - Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập; được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh những quyền trên, người tố cáo có các nghĩa vụ: - Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; - Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; - Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
    Người tố cáo không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo. Điều này, khác với quy định của Luật khiếu nại, người khiếu nại nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì trong một số trường hợp được ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 20. Người bị tố cáo có quyền và nghĩa vụ gì?
  • Trả lời
    Trả lời: Khoản 1 Điều 10 Luật Tố cáo quy định người bị tố cáo có các quyền: - Được thông báo về nội dung tố cáo; đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; - Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; - Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.
    Khoản 2 Điều 10 Luật tố cáo quy định người bị tố cáo có các nghĩa vụ: - Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; - Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; - Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 21. Yêu cầu về đơn tố cáo?
  • Trả lời
    Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật tố cáo, đơn tố cáo gồm những nội dung sau: - Ngày, tháng, năm tố cáo; - Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; - Nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 22. Tại sao người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình?
  • Trả lời
    Trả lời: Điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật tố cáo quy định: người tố cáo có nghĩa vụ nên rõ họ, tên, địa chỉ của mình. Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật tố cáo cũng quy định đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; trường hợp nếu tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
  • Câu hỏi Câu hỏi 23. Khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan, tổ chức phải làm gì?
  • Trả lời
    Trả lời: Theo quy định tại Điều 20 Luật tố cáo, cơ quan nhà nước có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau: Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
  • Câu hỏi Câu hỏi 24. Trường hợp người tố cáo đến trình bày trực tiếp thì cơ quan nhà nước phải làm gì?
  • Trả lời
    Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật tố cáo, trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và nội dung tố cáo. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo. Trường hợp nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thì người giải quyết tố cáo thụ lý tố cáo theo quy định. Nếu nội dung tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
     
  • Câu hỏi Câu hỏi 25. Khi nhận được tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan nhà nước phải xử lý như thế nào?
  • Trả lời
    Trả lời: Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 20 Luật tố cáo, khi nhận được tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của Lãnh đạo Ban

TIỂU SỬ TÓM TẮT LÃNH ĐẠO BAN Họ và tên lãnh đạo Chức vụ ĐẶNG HỮU TÀI Giám đốc PHẠM VĂN HÒA Phó Giám đốc thường trực CAO ĐÌNH TRIẾT Phó Giám...

Tiếp cận thông tin
Cơ Sở Dữ Liệu Văn Bản Pháp Luật Quốc Gia
Tiếp nhận PAKN
Tuyen Giáo KH
Dien Bien Hoa binh
BHXH
Trung tâm lưu trữ lịch sử
Tủ sách phap luat
Cổng thông tin chuyển đổi số
Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
ĐCSVN
Công tác Phòng chống tham nhũng
Học tập HCM
Chóng Diễn Biến Hòa Bình
LỊCH LÀM VIỆC
Lịch công tác của UBND tỉnh KH
Lịch làm  việc UBND TP Nha Trang
Lịch công tác của Ban
TB moi Họp
TBKL cuoc hop
Lịch tiếp dân
LIÊN KẾT WEBSITE
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
các Hoạt động của Ban
HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ
E-Ofice
Nhắc Việc UBND tỉnh Khánh Hòa
Nhắc việc UBND TP Nha Trang
Dịch vụ công Kho bạc NN
DVC QG
DẤU THẦU ĐIỆN TỬ
BC Đánh giá GS DTC
Báo cáo Thống Kê
Công Khai ngân sách
mail công vụ
Lấy ý kiến dự thảo
Hỏi đáp
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CCHCKH
cchc
Sáng kiến giải pháp
TAP HUẤN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
Hotline
PAKN-TTHC
PAKN-KTXD
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
Báo cáo CCHC
Chấm điểm cchc
Hệ thống báo cáo của tỉnh Khánh Hòa
Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây