Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Hà Thanh

Thứ tư - 13/09/2023 15:02
Ngày 13/09/2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã Phê duyệt Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Hà Thanh" (sau đây gọi là Dự án) của Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Giao thông tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại tổ dân phố Hà Thanh 2, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, với các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Khu tái đinh cư Hà Thanh QH 1/2000
Khu tái đinh cư Hà Thanh QH 1/2000
CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
"HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU TÁI ĐỊNH CƯ HÀ THANH"
1. Thông tin về dự án:
1.1. Thông tin chung:
- Tên dự án: Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Hà Thanh.
- Địa điểm thực hiện dự án: tổ dân phố Hà Thanh 2, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- Chủ dự án đầu tư: Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Giao thông tỉnh Khánh Hòa.
- Địa chỉ liên hệ: tầng 7 - 8 Khu liên cơ, số 16 Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
1.2. Phạm vi, quy mô, công suất:
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Hà Thanh trên khu đất có diện tích là 7,18 ha.
- Tổng số lô tái định cư: 200 lô.
- Dân số: 1.200 người.
1.3. Các hạng mục công trình của dự án đầu tư:
1.3.1. Các hạng mục công trình chính:
San nền, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hạng mục công viên, cây xanh.
1.3.2. Các hạng mục công trình phụ trợ (phục vụ cho hoạt động thi công):
- Lán trại, bãi tập kết nguyên liệu, bãi tập kết đất hữu cơ.
- Hai (02) nhà vệ sinh di động có dung tích từ 900 – 1.200 lít.
- Kho lưu trữ chất thải nguy hại; các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại.
1.4. Các hoạt động của Dự án: đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư.
1.5. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:
Dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường (Theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án có đất trồng lúa 02 vụ với diện tích khoảng 3,65 ha).
2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường:
2.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Hoạt động phát quang thực vật, phá dỡ công trình hiện có, san nền và xây dựng các hạng mục công trình của Dự án phát sinh bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung.
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân phát sinh nước thải, chất thải rắn sinh hoạt.
2.2. Giai đoạn hoạt động:
- Hoạt động sinh hoạt của Khu tái định cư phát sinh nước thải sinh hoạt, bụi, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại.
3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư:
3.1. Nước thải, khí thải:
3.1.1. Nước thải:
3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân (thời gian thi công 4 tháng); thành phần chủ yếu gồm tổng chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan, BOD, sunfua, amoni, nitrat, photsphat, dầu mỡ động thực vật, coliforms,…
- Nước thải xây dựng phát sinh từ quá trình rửa xe, vệ sinh thiết bị, máy móc,…; thành phần chủ yếu gồm chất rắn lơ lững, dầu mỡ.
3.1.1.2. Giai đoạn hoạt động:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 193,2 m3/ngày đêm; thành phần chủ yếu gồm tổng chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan, BOD, sunfua, amoni, nitrat, photsphat, dầu mỡ động thực vật, coliforms,…
3.1.2. Khí thải:
3.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động phát quang thực vật, phá dỡ công trình hiện có, san lấp mặt bằng, thi công các hạng mục công trình, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của máy móc, thiết bị thi công.
3.1.2.2. Giai đoạn hoạt động: bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động các phương tiện giao thông tại Dự án.
3.2. Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
3.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân, khối lượng khoảng 40kg/ngày; thành phần chủ yếu là túi nilon, vỏ chai, giấy vụn, thức ăn thừa,…
- Chất thải rắn xây dựng phát sinh khoảng 1.366 tấn; thành phần chủ yếu đá, sắt, thép thừa, bao bì phế thải,…Ngoài ra, còn có 14.027,13 m3 đất đào thừa.
- Chất thải nguy hại gồm dầu mỡ thải khoảng 245 lít, giẻ lau dính dầu mỡ khoảng 4 - 8 kg.
3.2.2. Giai đoạn hoạt động: chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 1.080 kg/ngày đêm.
3.3. Tiếng ồn, độ rung:
3.3.1. Giai đoạn thi công xây dựng: tiếng ồn, độ rung phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của các thiết bị đào đắp, thi công các hạng mục công trình.
3.3.2. Giai đoạn hoạt động: tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông và hoạt động sinh hoạt của người dân tại khu vực Dự án.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư:
4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:
4.1.1. Đối với thu gom và xử lý nước thải:
4.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Nước thải sinh hoạt: lắp đặt 02 nhà vệ sinh di động có dung tích từ 900 – 1.200 lít. Chất thải từ nhà vệ sinh di động sẽ thuê đơn vị chức năng xử lý theo quy định.
- Nước thải xây dựng: thu gom qua hố lắng có thể tích 6 m3, với kích thước L×B×H = 2m×2m×1,5m. Vữa đọng tại hố lắng sẽ được nạo vét định kỳ và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.
4.1.1.2. Giai đoạn hoạt động:
- Nước thải sinh hoạt sau khi được thu gom bằng các cống thoát nước thải dọc theo đường giao thông nội bộ tập trung về cống thoát nước chung của khu vực quy hoạch.
- Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân trong Khu dân cư phải được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại, xây dựng theo đúng quy cách của các công trình nhà ở trước khi thải ra hệ thống thu gom nước thải.

4.1.1.3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
- Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình thi công đảm bảo đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường; đảm bảo toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của Dự án được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.
4.1.2. Đối với xử lý bụi, khí thải:
4.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Trước khi tiến hành thi công, lắp đặt các rào chắn tạm thời bằng tôn hoặc nhựa (cao 2 - 3m) tại khu vực giáp ranh với nhà dân.
- Hoạt động thi công xây dựng theo lối cuốn chiếu, làm đến đâu dứt điểm đến đó.
- Không chất vật liệu quá tải trọng cho phép, dùng bạt che phủ thùng xe khi vận chuyển, thường xuyên thu dọn vật liệu rơi vãi tại các tuyến đường vận chuyển.
- Các phương tiện ra khỏi công trường phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Đá dăm rải đường được làm ẩm theo đúng tiêu chuẩn.
- Thường xuyên phun nước tưới ẩm tại khu vực thi công, các vị trí gần nhà dân, và trên tuyến đường vận chuyển gần khu vực thi công.
4.1.2.2. Giai đoạn hoạt động: đảm bảo diện tích trồng cây xanh theo đúng quy hoạch được phê duyệt.
4.2. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
4.2.1. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường:
4.2.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Chất thải rắn sinh hoạt: bố trí 02 thùng rác dung tích 120 l/thùng có nắp đậy, gần khu vực lán trại của công nhân. Rác thải sinh hoạt được thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định.
- Chất thải rắn xây dựng:
+ Đối với các loại có thể tái sử dụng như vụn sắt, bao bì xi măng, … sẽ được thu gom, tái sử dụng hoặc bán cho các cơ sở tái chế. Lượng chất thải này sẽ được tập trung trong kho chứa của công trường.
+ Khối lượng đất đào hữu cơ được tận dụng để trồng cây xanh; đối với lượng chất thải không có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
4.2.1.2. Giai đoạn hoạt động:
Chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ dân sau khi được phân loại và thu gom vào các túi đựng rác để trước nhà. Đến giờ quy định, công nhân môi trường đô thị sẽ thu gom đưa về các điểm trung chuyển rác của thị xã Ninh Hòa để vận chuyển, xử lý.
4.2.2. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại:
4.2.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng: bố trí 01 nhà kho chứa chất thải nguy hại với diện tích khoảng 10 m2 và 03 thùng chứa chất thải nguy hại với dung tích khoảng 200 lít để lưu trữ chất thải nguy hại, sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý.
4.2.2.2. Giai đoạn hoạt động: công tác quản lý chất thải nguy hại được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
4.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung:
4.3.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Không vận chuyển vào các giờ cao điểm (từ 6h30-7h00, 11h00 – 11h30, 16h30-17h30) và không vận chuyển sau 22h00; có kế hoạch điều tiết hoạt động vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn giao thông và hạn chế ảnh hưởng đến nhà dân dọc 02 bên tuyến đường.
- Không sử dụng các phương tiện quá cũ; định kỳ bảo dưỡng phương tiện, máy móc theo quy định.
- Không vận hành máy móc, thiết bị thi công vào buổi trưa (từ 11h30 đến 13h30) và vào ban đêm (từ 22h00 tối đến 06h00 sáng ngày hôm sau).
- Hạn chế sử dụng các máy móc, thiết bị phát sinh tiếng ồn lớn liên tục trong nhiều giờ; hạn chế vận hành đồng thời nhiều máy móc, thiết bị gây ồn cùng một lúc.
- Vận hành máy móc, thiết bị đúng quy trình kỹ thuật và tắt những máy móc, thiết bị hoạt động gián đoạn không cần thiết.
4.3.2. Giai đoạn hoạt động: đảm bảo diện tích cây xanh theo đúng quy định.
4.3.3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
Trong quá trình thi công và vận hành dự án phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
4.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:
- Bãi chứa nguyên vật liệu và bãi chứa đất hữu cơ tạm phải được che chắn, bố trí tại vị trí phù hợp, tránh để xâm nhập vào hệ thống rãnh thoát nước gây ô nhiễm môi trường và ngập úng cục bộ.
- Phải đảm bảo phương án giảm thiểu hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của máy trộn bê tông.
5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án đầu tư:
Chủ dự án cam kết thực hiện chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng đối với môi trường không khí xung quanh như sau:
- Vị trí: 04 mẫu không khí giáp ranh với khu dân cư.
+ 01 mẫu tiếp giáp khu dân cư phía Nam dự án.
+ 01 mẫu tiếp giáp khu dân cư phía Đông dự án.
+ 01 mẫu tiếp giáp khu dân cư phía Bắc dự án.
+ 01 mẫu tiếp giáp khu dân cư phía Tây dự án.
- Chỉ tiêu: tiếng ồn, SO2, NOx, CO, HC, tổng bụi lơ lửng.
- Tần suất: 03 tháng/lần.
- Quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
6. Yêu cầu Chủ dự án thực hiện các nội dung khác như sau:
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp đối với các thông tin, số liệu liên quan đến dự án đầu tư được nêu tại báo cáo đánh giá tác động môi trường (quy mô, diện tích, hiện trạng các loại đất, ...).
- Chỉ được phép đổ thải các loại chất thải, phế thải xây dựng theo đúng vị trí được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; đồng thời, có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển đối với lượng chất thải trên.
- Tuân thủ quy định pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông và nhu cầu đi lại của người dân trong quá trình thi công; đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện đầy đủ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án; Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các vấn đề về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, quản lý công nhân tham gia thi công nhằm giữ gìn tốt an ninh trật tự tại khu vực.
- Áp dụng các biện pháp tổ chức thi công phù hợp; đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc sản xuất nông nghiệp khu vực xung quanh; tổ chức giám sát thường xuyên hiện tượng sạt lở, sụt lún, ngập lụt có khả năng bị tác động do hoạt động của dự án.
- Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra các sự cố, phải dừng ngay các hoạt động thi công, tổ chức ứng phó khắc phục sự cố kịp thời, khẩn trương thông báo cho Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Ninh Hòa, UBND phường Ninh Đa và các cơ quan có chức năng liên quan để phối hợp xử lý; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định pháp luật.
- Hoàn thiện các nội dung tại hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phù hợp với nội dung về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong quá trình triển khai thực hiện (trước khi đưa dự án đi vào vận hành), trường hợp có thay đổi nội dung so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 2 Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Tổ chức công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều 114 của Luật Bảo vệ môi trường./.
 
File đính kèm

Nguồn tin: Nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu về Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Giao thông

1.Vị trí pháp lý: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông tỉnh Khánh Hòa tiền thân là Ban quản lý dự án các Công trình Trọng điểm được thành lập theo Quyết định số 2271/QĐ-UBND ngày 09/7/2002 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Tháng 12/2016, UBND tình Khánh Hòa  ban hành Quyết định...

Tiếp cận thông tin
Cơ Sở Dữ Liệu Văn Bản Pháp Luật Quốc Gia
Tiếp nhận PAKN
Tuyen Giáo KH
Dien Bien Hoa binh
BHXH
Trung tâm lưu trữ lịch sử
Tủ sách phap luat
Cổng thông tin chuyển đổi số
ĐCSVN
Học tập HCM
Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
Công tác Phòng chống tham nhũng
Chóng Diễn Biến Hòa Bình
LỊCH LÀM VIỆC
Lịch công tác của UBND tỉnh KH
Lịch làm  việc UBND TP Nha Trang
Lịch công tác của Ban
TB moi Họp
TBKL cuoc hop
Lịch tiếp dân
LIÊN KẾT WEBSITE
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
các Hoạt động của Ban
HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ
E-Ofice
Nhắc Việc UBND tỉnh Khánh Hòa
Nhắc việc UBND TP Nha Trang
Dịch vụ công Kho bạc NN
DVC QG
DẤU THẦU ĐIỆN TỬ
BC Đánh giá GS DTC
Báo cáo Thống Kê
Công Khai ngân sách
mail công vụ
Lấy ý kiến dự thảo
Hỏi đáp
Đấu Giá Tài Sản
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CCHCKH
cchc
Sáng kiến giải pháp
TAP HUẤN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
Hotline
PAKN-TTHC
PAKN-KTXD
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
Báo cáo CCHC
Chấm điểm cchc
Hệ thống báo cáo của tỉnh Khánh Hòa
Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây