Chỉ thị số 27-CT/TW
nguyenvanquang1974
2023-12-11T15:48:53+07:00
2023-12-11T15:48:53+07:00
https://bqlctgt.khanhhoa.gov.vn/phong-chong-tham-nhung/chi-thi-so-27-ct-tw-702.html
https://bqlctgt.khanhhoa.gov.vn/uploads/news/cthi.png
Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Giao thông
https://bqlctgt.khanhhoa.gov.vn/uploads/logo_m.png
Thứ hai - 14/01/2019 15:44
Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Ngày 10.01.2019 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, ngưòi đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chỉ thị đã đánh giá toàn diện và chỉ ra những hạn chế, bất cập; nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế bất cập liên quan đến công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thời gian qua.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Chỉ thị của Bộ Chính trị đã đề ra 08 nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện trong thời gian tới; trong đó có một số nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới công chức, viên chức và người lao động ngành Nội vụ phải triển khai thực hiện, cụ thể là: (1) Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách; sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn lệch lạc trong quá trình thực hiện của cấp dưới; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. cần xác định rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp. (2) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công tác bảo vệ người tố cáo. (3) Củng cố, kiện toàn, đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tó cáo, các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. (4) Tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che người bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo nhưng không làm tròn trách nhiệm; người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ. Động viên, khen thưởng kịp thời người tố cáo đúng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức làm tốt công tác bảo vệ người tố cáo.