Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Giao thônghttps://bqlctgt.khanhhoa.gov.vn/uploads/logo_m.png
Thứ hai - 11/07/2022 12:11
Ngày 25/5/2022, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số CCHC năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo công bố, kết quả thực hiện công tác CCHC của tỉnh Khánh Hòa năm 2021 đạt 85,11/100 điểm, tương ứng Chỉ số CCHC đạt 85,11% (tăng 2,54% so với năm 2020), xếp hạng 48/63 tỉnh, thành phố, vị trí không thay đổi so với năm 2020. Trong đó:
- Kết quả CCHC do Hội đồng thẩm định: tỉnh đạt 55,8/60,5 điểm, tương đương 92,23%, tăng 0,6 điểm và 0,99% so với năm 2020, đạt tỷ lệ cao nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn 0,28 điểm tương đương 0,46% so với kết quả trung bình chung cả nước, xếp vị trí 38/63 tỉnh, thành phố. - Điểm từ đánh giá của cán bộ, lãnh đạo quản lý đối với công tác CCHC của tỉnh và tác động của CCHC đến người dân, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Tỉnh đạt 29,31/39,50 điểm (tương đương 74,20%), tăng 1,94 điểm (tương đương 4,91%) so với năm 2020; thấp hơn 0,98 điểm (tương đương 2,49%) so với kết quả trung bình chung cả nước, xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố. Tổng hợp kết quả Chỉ số các lĩnh vực năm 2021 của tỉnh Khánh Hòa:
Số TT
Lĩnh vực
Điểm tối đa
Điểm tự đánh giá
Kết quả thẩm định
Điểm
Tỷ lệ
I.
Kết quả CCHC được thẩm định
60,50
57,36
55,80
92,23%
1
Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC
8,50
7,00
8,46
99,48%
2
Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh
5,00
4,50
4,50
90,00%
3
Cải cách thủ tục hành chính
13,50
13,41
13,14
97,33%
4
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
7,00
6,86
6,86
98,00%
5
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
7,50
7,25
6,25
83,33%
6
Cải cách tài chính công
8,00
6,14
5,90
73,75%
7
Hiện đại hóa hành chính
11,00
10,69
10,69
97,18%
II.
Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức, cán bộ, lãnh đạo quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
39,50
29,31
74,20%
1
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
6,00
1,50
1,50
25,00%
2
Kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh
10,00
Theo kết quả khảo sát của BNV
8,45
84,50%
3
Kết quả khảo sát cán bộ, lãnh đạo quản lý
23,50
19,36
82,38%
Chỉ số CCHC năm 2021
100
57,36
85,11
85,11%
Kết quả tổng hợp cho thấy trong 8 lĩnh vực được đánh giá, tỉnh Khánh Hòa có 6 lĩnh vực có tỷ lệ điểm đạt trên 80%, trong đó có 5 lĩnh vực đạt từ 90% trở lên, 2 lĩnh vực có tỷ lệ điểm đạt dưới 80% (“Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức, cán bộ, lãnh đạo quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” và “Cải cách tài chính công”). Chỉ số CCHC thành phần năm 2021 của tỉnh Khánh Hòa: So với năm 2020, tỉnh Khánh Hòa có 3 lĩnh vực có tỷ lệ điểm tăng (cao nhất là “Cải cách thủ tục hành chính” tăng 10,59%; “Hiện đại hóa hành chính” tăng 8,82% và “Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức, cán bộ, lãnh đạo quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” tăng 4,91%). 5 lĩnh vực có tỷ lệ điểm giảm (nhiều nhất là “Cải cách tài chính công”, giảm 10,83%; tiếp đến lần lượt là: “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh” giảm 10%; “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, giảm 3,34%; “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính”, giảm 2%; “Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC”, giảm 0,47%. So sánh Chỉ số CCHC năm 2021 với năm 2020: Kết quả đạt được trên các Chỉ số thành phần 1. Kết quả CCHC của tỉnh do Hội đồng thẩm định đánh giá Được đánh giá trên 7 lĩnh vực với 82 tiêu chí, tiêu chí thành phần, tỷ trọng điểm đánh giá tối đa 60,50/100 điểm. Hội đồng thẩm định đánh giá tỉnh đạt 55,80/60,5 điểm, đạt tỷ lệ 92,23%, thấp hơn trung bình chung cả nước 0,46%, xếp thứ 38/63 tỉnh, thành phố. Một số tiêu chí, tiêu chí thành phần sau chưa đạt điểm: Trong 6 tiêu chí được sử dụng để đánh giá Lĩnh vực “Chỉ đạo, điều hành CCHC” có 1 tiêu chí không đạt điểm tối đa, đó là tiêu chí “Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao”. Theo Báo cáo số 71/BC-VPCP ngày 04/01/2022 của Văn phòng Chính phủ, tỉnh được giao 45 nhiệm vụ, trong đó có 41 nhiệm vụ hoàn thành đúng hạn, 4 nhiệm vụ đã hoàn thành nhưng quá hạn (tổng số nhiệm vụ được giao không tính các nhiệm vụ chưa hoàn thành nhưng trong hạn). Lĩnh vực “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh” được đánh giá trên 3 tiêu chí và 5 tiêu chí thành phần, tỉnh có 1 tiêu chí thành phần “Xử lý văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị” không đạt điểm tối đa vì trong năm 2021 có 01 văn bản cần xử lý nhưng xử lý chậm. Đối với lĩnh vực Cải cách thủ tục hành chính, được đánh giá trên 5 tiêu chí, trong đó có 3 tiêu chí không đạt yêu cầu. Theo ý kiến của Hội đồng thẩm định thì tỉnh vẫn còn quyết định thủ tục hành chính chậm nhập đăng tải công khai vào cơ sở dữ liệu quốc gia, vẫn còn hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trễ hạn và một số phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh chưa được xử lý đúng quy định. Lĩnh vực Cải cách tổ chức bộ máy hành chính được đánh giá trên 3 tiêu chí và 9 tiêu chí thành phần, trong đó tỉnh có 1 tiêu chí thành phần không đạt điểm tối đa. Nguyên nhân do trong năm 2021, tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập giảm so với năm 2015 của tỉnh chỉ đạt 8,6% trong khi yêu cầu đặt ra phải đạt 10% trở lên. Về lĩnh vực “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” được đánh giá trên 7 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần, trong đó có 3 tiêu chí thành phần bị mất điểm. Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định việc sửa đổi, bổ sung, cập nhật, điều chỉnh vị trí việc làm của công chức, viên chức của tỉnh theo cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ mới theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ còn chậm. Bên cạnh đó thì việc cán bộ của một số đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn theo quy định cũng là nguyên nhân làm tỉnh mất điểm.
Lĩnh vực “Cải cách tài chính công” được đánh giá trên 3 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần. Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến việc giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước của tỉnh (chỉ đạt 67,48% - số liệu báo cáo của Bộ Tài chính). Bên cạnh đó thì việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khá thấp: không có thêm đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, chỉ tăng thêm 1 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và tỷ lệ chi trực tiếp ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập không giảm so với năm 2015 là những nguyên nhân làm cho lĩnh vực này có điểm đánh giá thấp nhất trong 7 lĩnh vực. Lĩnh vực “Hiện đại hóa hành chính” được đánh giá trên 4 tiêu chí và 18 tiêu chí thành phần, tỉnh có 2 tiêu chí thành phần bị mất điểm. Nguyên nhân do Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử chưa đạt yêu cầu và Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 của tỉnh được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia của tỉnh chưa đạt yêu cầu đề ra. 2. Kết quả tác động của CCHC Nhóm tiêu chí này tỉnh đạt 29,31/39,50 điểm (tương đương 74,2%), tăng 1,94 điểm (tương đương 4,91%) so với năm 2020; xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố và được đánh giá, đo lường trên 3 trụ cột 2.1. Tác động đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội: được đánh giá trên 5 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần. Đối với nội dung đánh giá này tỉnh Khánh Hòa mất khá nhiều điểm (chỉ đạt 1,5/6 điểm), xếp thứ 60/63 tỉnh, thành phố (giảm 0,75 điểm và 17 bậc so với năm 2020). Có 5/6 tiêu chí thành phần không có điểm hoặc bị mất điểm. Năm 2021 toàn tỉnh thu hút được 26 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 6.210 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2020 thu hút được 23 dự án với tổng vốn đăng ký 7.526 tỷ đồng nên không có điểm ở tiêu chí thành phần này. Cùng với 27/63 tỉnh thành khác trong cả nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 giảm so với năm 2020 (giảm 5,58%). Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh giao không đạt mục tiêu đề ra (8/21 chỉ tiêu không đạt kế hoạch), do đó, Khánh Hòa cùng với 59/63 tỉnh, thành khác trong cả nước không đạt điểm ở tiêu chí này. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2021 cũng giảm 34,7% so với năm 2020 và tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo Kế hoạch được Chính phủ giao chỉ đạt 14.109 tỷ đồng (vượt 2,6% dự toán và vượt 2,1% so với cùng kỳ năm 2020), trong khi yêu cầu phải vượt từ 4% trở lên là những nguyên nhân khiến tỉnh bị mất điểm. 2.2. Tác động đến kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh (Chỉ số SIPAS) Kết quả Chỉ số thành phần của Chỉ số SIPAS:
STT
Tiêu chí thành phần
Chỉ số
Xếp hạng
Chỉ số trung vị
1
Sự hài lòng về tiếp cận dịch vụ
90,00%
17/63
88,53%
2
Sự hài lòng về thủ tục hành chính
90,66%
12/63
88,52%
3
Sự hài lòng về công chức
90,05%
16/63
88,13%
4
Sự hài lòng về kết quả dịch vụ
92,72%
6/63
89,62%
5
Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
58,57%
62/63
81,94%
Chỉ số SIPAS
84,40%
56/63
87,02%
Nhìn vào Bảng tổng hợp Kết quả Chỉ số thành phần của Chỉ số SIPAS ta có thể thấy trong 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân, tổ chức thì tỉnh có 4 yếu tố tác động được người dân, tổ chức đánh giá khá cao (từ 90% trở lên), trong đó yếu tố hài lòng về kết quả giải quyết TTHC được đánh giá cao nhất. Ở chiều ngược lại, yếu tố hài lòng về Tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị thường xuyên nhận được tỷ lệ điểm đánh giá thấp nhất từ phía người dân và doanh nghiệp và chính chỉ số này đã kéo lùi mọi nỗ lực cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và sự phục vụ của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Năm 2021 yếu tố này tiếp tục nhận được điểm đánh giá khá thấp (58,57%). Tổng hợp Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh đạt 84,40% tương ứng với 8,45/10 điểm, xếp thứ 56/63 tỉnh, thành phố (thấp hơn Chỉ số hài chung của cả nước 2,76%). Mặc dù Chỉ số hài lòng của tỉnh năm 2021 cao hơn năm 2020 3,1% nhưng vị trí xếp hạng lại thấp hơn 16 bậc (năm 2020 xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố). Bên cạnh việc khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thông qua 5 chỉ số thành phần trên, Bộ Nội vụ còn khảo sát sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với dịch vụ công qua 13 tiêu chí. Tại tỉnh, người dân và tổ chức mong đợi nhiều nhất vào việc thủ tục hành chính tiếp tục được đơn giản hóa (58,25%), rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (51,50%), Tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua đường bưu điện (41,25%). Kết quả này khá tương đồng với sự mong đợi của người dân, tổ chức tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. 2.3. Kết quả khảo sát cán bộ, lãnh đạo quản lý được tổng hợp từ kết quả khảo sát 175 cán bộ, lãnh đạo quản lý của tỉnh đối với 6 lĩnh vực CCHC của tỉnh: (1) Tác động của cải cách đến chất lượng văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành; (2) Tác động của cải cách đến tổ chức bộ máy hành chính; (3) Tác động của cải cách đến quản lý cán bộ, công chức; (4) Tác động của cải cách đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; (5) Tác động của cải cách đến quản lý tài chính công; (6) Tác động của cải cách đến hiện đại hóa hành chính. Kết quả tỉnh đạt 19,36/23,5 điểm (tương đương 82,38%), xếp thứ 04/63 tỉnh, thành phố (tăng 2,37 điểm và 53 bậc so với năm 2020). Trong 6 tiêu chí đánh giá tác động, cán bộ, lãnh đạo quản lý của tỉnh đánh giá cao nhất tác động của cải cách đến hiện đại hóa hành chính (đạt 4,00%) và đánh giá thấp nhất tác động của cải cách đến tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (đạt 79,11%). 3. Đánh giá chung Trong bộ chỉ số CCHC đánh giá các tỉnh, thành phố, kết quả điều tra xã hội học của người dân, doanh nghiệp và ý kiến của cán bộ, lãnh đạo quản lý đối với công tác CCHC của địa phương mình trên một số lĩnh vực là nội dung quan trọng (chiếm tỷ trọng 33,5%, trong đó kết quả khảo sát cán bộ, lãnh đạo quản lý chiếm tỷ trọng tới 23,5%). Do đó, kết quả khảo sát này có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số và thứ hạng CCHC của tỉnh. So sánh kết quả đánh giá tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ, lãnh đạo quản lý đối với công tác CCHC của tỉnh có thể thấy, mặc dù người dân, tổ chức đánh giá tác động của CCHC thấp nhưng vì đánh giá của cán bộ, lãnh đạo quản lý tỉnh cao hơn rất nhiều so với những năm trước nên đã có những tác động tích cực đến Chỉ số CCHC của tỉnh. Năm 2021, mặc dù kết quả thực hiện các nhiệm vụ CCHC của tỉnh tiếp tục được Hội đồng thẩm định đánh giá khá cao (đạt chỉ số 92,23% cao hơn 0,99% so với năm 2020) nhưng vẫn chỉ đứng thứ 38/63 tỉnh, thành phố (giảm 18 bậc so với năm 2020). Bên cạnh đó, dù Chỉ số CCHC của tỉnh liên tục tăng qua các năm, từ năm 2018 với chỉ số là 79,54%, năm 2019 là 80,91%, năm 2020 là 82,57% và đến năm 2021 là 85,11%, tuy nhiên vị trí thứ hạng lại liên tục giảm từ vị trí 11/63 tỉnh, thành phố xuống vị trí 34/63 và năm 2020-2021 là 48/63 tỉnh, thành phố. Có thể thấy mức tăng này bị kéo giảm đáng kể bởi một số chỉ số thành phần, nhiều nhất là việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả rất thấp (chỉ đạt 25%, đứng thứ 60/63 tỉnh, thành phố). Bên cạnh đó, một số chỉ số thành phần khác có kết quả đạt chưa cao. Điều này cho thấy tỉnh Khánh Hòa cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể cải thiện được vị trí xếp hạng trong bối cảnh các tỉnh, thành phố đều đang đẩy mạnh CCHC, cạnh tranh quyết liệt từng điểm số.